Thursday, November 21, 2013

Đồ lót “no name” Trung Quốc và mối nguy hại cho sức khỏe phụ nữ

Chưa bao giờ Việt Nam lại trở thành thị trường tiêu thụ đồ lót Trung Quốc lớn như hiện nay. Những con phố thời trang tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh luôn có mặt những shop đồ lót với hàng trăm chủng loại nhưng lại không hề có một thương hiệu “có tiếng” nào. Ở đó, khách hàng là ai? Đồ lót kém chất lượng – tìm đâu cũng có Càng ra xa khu vực nội thành càng nhiều shop xuất hiện với số lượng người mua luôn nhộn nhịp. Ngoài ra, khi vào tất cả những khu chợ tại TP.HCM, Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Hải Phòng,… đồ lót “no name” có xuất thân từ Trung Quốc, Đài Loan hoàn toàn không khó tìm. Hàng hóa chất đống ra đến lề đường với giá chỉ từ 30k/áo ngực và 15k/quần lót.Với mức độ cung quá lớn thì nhu cầu cũng tăng theo. Rất nhiều phụ nữ Việt Nam đang sử dụng đồ lót “made in China” mà không có một cơ sở niềm tin nào về chất lượng của sản phẩm mình đang mặc. “Bạn bè mặc được thì ta mặc được; Người người dùng được thì ta dùng được…”. Nhiều người quan niệm vậy. Và cứ thế, loại trang phục mà lẽ ra phụ nữ phải cẩn thận chọn lựa hơn bất cứ thứ gì lại trở thành món hàng dễ dãi nhất khi mua. Tuy nhiên, có một thông tin trên báo Kinh tế Trung Quốc mà tất cả phụ nữ đang sử dụng đồ lót “no name” của Trung Quốc cần biết: “Cục Quản lí chất lượng và giám sát kĩ thuật tỉnh Quảng Đông đã lấy mẫu của các sản phẩm thời trang đồ lót nữ để kiểm tra chất lượng. Kết quả được dựa theo các chỉ số về độ pH, tỉ lệ thuốc nhuộm có chứa formaldehyde trên 30mg/kg gây ung thư, hàm lượng chất xơ, độ bền màu….Trong số 240 lô sản phẩm được mang đi xét nghiệm thì 77 lô cho kết quả không đạt tiêu chuẩn - tỉ lệ tương ứng là 32,1 %.”. Như vậy, với số lượng đồ lót chất lượng kém của Trung Quốc đang tràn ngập từ vỉa hè lên mặt phố như hiện nay, liệu có được bao nhiêu món hàng chất lượng và an toàn cho người mặc, tại Việt Nam? Mối nguy hại cho phụ nữ sắp sinh con Ai cũng biết Trung Quốc chính là cái nôi sản xuất hàng hóa cho toàn thế giới, đồ lót cũng không ngoại lệ. Đồ lót Trung Quốc nếu đúng là sản phẩm của những nhãn hiệu nổi tiếng hoặc sản phẩm của Trung ương thì chất lượng cũng tốt không kém các thương hiệu nước ngoài. Nhưng vấn đề là có quá nhiều đồ lót được sản xuất địa phương, và đây mới chính là sự nhức nhối của chính quyền TQ và sự nguy hại sức khỏe cho người sử dụng. Tại Việt Nam, bắt nguồn từ sự dễ dãi trong mua sắm, cộng với mức thu nhập chưa cao, muốn tiết kiệm với những món đồ mặc bên trong, không ai nhìn thấy, nhiều phụ nữ - đặc biệt là những người ở độ tuổi 20-30 đã trở thành đối tượng mua sắm lớn nhất của mặt hàng này. Đây cũng chính là những người mẹ trong tương lai với sức khỏe cần được an toàn cho cả một thế hệ con trẻ. Nhưng chính chúng ta đã quên mất điều đó. Quên rằng những chiếc áo ngực có chứa chất độc hại, nếu mặc lâu dài, hoàn toàn có thể gây ung thư hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mình. Ngoài ra, áo ngực hoặc quần lót kém chất lượng cũng có thể gây viêm da, nấm âm đạo hoặc các bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bác sĩ Trương Thị Xinh, giảng viên Khoa Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Dược TP.HCM cảnh báo: “Những chiếc quần lót có chất liệu vải kém chất lượng, hoặc không đủ phần trăm cotton để giúp vùng kín được khô thoáng, sẽ là ổ vi khuẩn gây bệnh phụ khoa cho mọi phụ nữ, nhất là những phụ nữ trước, trong và sau khi mang thai”. Phát biểu trên báo NLĐ, bác sĩ Trần Ngọc Ánh, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết: Những loại áo ngực chứa “vật lạ” bên trong nhằm độn, tăng kích cỡ và nâng ngực mà vẫn có độ mềm mại, không bị cứng, cộm. Để giảm giá thành, nhà sản xuất đại trà sẽ sử dụng chất liệu rẻ tiền. Người tiêu dùng cần có yêu cầu cao về chất lượng đồ lót vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe: Đồ lót tiếp xúc trực tiếp qua da nên dễ gây dị ứng; đặc biệt hạn chế dùng nội y có nguồn mgốc không rõ ràng, nhất là loại có “chất lạ” hoặc có màu sắc sặc sỡ, đính cườm… Với những cảnh báo như thế, liệu bạn có muốn tiếp tục chọn lựa những loại đồ lót “no name”, kém chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan cho sức khỏe của mình?

0 comments:

Post a Comment